NHA KHOA TẤN THỊNH

    NHA KHOA TẤN THỊNH

    NHA KHOA TẤN THỊNH

    NHA KHOA TẤN THỊNH NHA KHOA TẤN THỊNH NHA KHOA TẤN THỊNH NHA KHOA TẤN THỊNH
    Thứ 2- thứ 6: 17 giờ-20 giờ, T7, CN: 8 giờ-20 giờ
    Email: drtanloc@gmail.com

    HÃY ĐỂ CHUYÊN GIA CẢI THIỆN NỤ CƯỜI CỦA BẠN

    Chỉnh Nha - Niềng Răng

     

    CHỈNH NHA - NIỀNG RĂNG

     

    Chỉnh nha là gì ?

    Trong lĩnh vực nha khoa việc điều chỉnh vị trí của răng và xương hàm được gọi là chỉnh nha. Và thường được quen gọi là niềng răng.

    LỢI ÍCH CỦA CHỈNH NHA ?

     Điều chỉnh hình dáng răng miệng khi còn trẻ sẽ tiết kiệm và bớt tốn thời gian khi ở độ tuổi lớn hơn. Việc chỉnh nha không chỉ để đẹp hơn mà còn để cải thiện chức năng ăn nhai, dễ dàng cho việc vệ sinh răng miệng và phòng ngừa các biến chứng bất thường do răng sô lệch gây ra.

    Hãy cải thiện các vấn đề về ngoại hình, sức khỏe răng miệng sớm trước để bạn có nhiều thời gian, tiền bạc để tập trung thực hiện các ước mơ trong sự nghiệp và cuộc sống sau này.

    TUỔI NÀO CẦN NIỀNG RĂNG ?

    bất cứ tuổi nào còn có vấn đề về răng, hàm như trên chúng ta nên thực hiện việc niềng răng. Chỉnh hình răng mặt được áp dụng cho cả ở trẻ em và người lớn. Việc mang các mắc cài trong thời gian điều trị không còn là sự ngại ngùng nữa vì đây đang là hiện tượng rất phổ biến trong một xã hội văn minh, phát triển.

    Tuy nhiên, độ tuổi tốt nhất để niềng răng là từ 10-14 tuổi; vì vậy bố mẹ cần quan tâm tới sức khỏe răng miệng của con cái và thực hiện thói quen khám, chăm sóc răng định kỳ để có lời khuyên và tư vấn từ các bác sĩ nha khoa. Đặc biệt là việc chuẩn bị tâm lý cho con trẻ trước khi niềng răng và việc chăm sóc, tuân thủ yêu cầu điều trị trong quá trình niềng răng.

    Các bạn trẻ ở độ tuổi thanh thiếu niên cũng nên chủ động về việc theo dõi và chăm sóc răng miệng; thực hiện việc tư vấn niềng răng, chỉnh nha khi cảm thấy cần thiết. Nhiều trường hợp, có thể bên ngoài không thấy rõ nhưng khi đi được các bác sĩ chuyên môn sẽ tìm thấy vấn đề về cấu trúc răng hàm có thể cải thiện để bạn có hàm răng đẹp và nụ cười hoàn hảo hơn.

     CÁC TRƯỜNG HỢP NÀO CẦN NIỀNG RĂNG ?

    –       Hàm trên nhô hơn nhiều so với hàm dưới hay còn gọi là
    –       Hàm dưới nhô hơn so với hàm trên hay còn gọi là móm
    –       Răng quá nhiều, mọc chen chúc
    –       Răng cong lệch
    –       Khớp cắn không khít (giữa răng hàm dưới và hàm trên)
    –       Răng thưa hay bị hở nhiều

    NIỀNG RĂNG MỘT HÀM ĐƯỢC KHÔNG?

    Để đạt được kết quả cao nhất các bác sĩ thường khuyên nên niềng răng cả hai hàm. Tuy nhiên ở một vài trường hợp bác sĩ có thể thực hiện niềng răng một hàm.

    Niềng răng một hàm được thực hiện khi chỉ có vấn đề sai lệch ở 1 hàm. Hàm còn lại phải đạt tỉ lệ chuẩn, không bị sai lệch về hình thể và còn phải đảm bảo tương quan hài hòa với hàm còn lại sau khi đã niềng răng.

    Vì vậy, bác sĩ chỉnh nha sẽ là người cho bạn biết được có thể niềng răng một hàm hay không sau khi đã thăm khám và kiểm tra phim chụp x-quang của bạn.

    CÁC PHƯƠNG PHÁP NIỀNG RĂNG HIỆN NAY

    Hiện nay, niềng răng được chia làm 2 loại là có mắc cài và không có mắc cài. Có mắc cài vẫn là loại phổ biến và “mạnh hơn” để xử lý các ca khó.

    NIỀNG RĂNG CÓ MẮC CÀI

    –       Mắc cài kim loại


    –       Mắc cài sứ

    –       Mắc cài tự khóa


    –       Mắc cài mặt lưỡi

    NIỀNG RĂNG KHÔNG MẮC CÀI – INVISALIGN:

     

     

    Invisalign là phương pháp “niềng răng” bằng những chiếc khay trong suốt gần như vô hình để làm thẳng răng và giúp bạn có được nụ cười bạn hằng mơ ước. Với công nghệ kỹ thuật số tiên tiến, Invisalign vạch rõ kế hoạch điều trị hoàn chỉnh cho bạn từ vị trí ban đầu của răng cho tới vị trí mong muốn cuối cùng. Bạn sẽ nhìn thấy trước kết quả điều trị qua hình ảnh 3D. Sau đó, một chuỗi các khay chỉnh răng trong suốt được tạo ra chỉ riêng cho răng của bạn . Mỗi bộ khay được mang trong hai tuần cho tới khi răng dần dần điều chỉnh tới vị trí cuối cùng mong muốn. Thời gian điều trị Invisalign của mỗi người tùy thuộc vào tình trạng răng của riêng bạn.

    LỰA CHỌN LOẠI MẮC CÀI NÀO?

    Mỗi loại mắc cài đều có ưu và nhược điểm riêng. Nên khi được tư vấn và lựa chọn, cả người niềng răng và bác sĩ điều trị đều phải cân nhắc hài hòa giữa các yếu tố sau:

    –       Chi phí: mắc cài kim loại là rẻ nhất (nếu không dùng kim loại quý hiếm)

    –       Tính thẩm mỹ: mắc cài mặt lưỡi hoặc mắc cài bằng sứ.-Mức độ tác động: với các ca nặng, răng xô lệch nhiều thì nên dùng mắc cài kim loại, hay mắc cài tự khóa.

    –       Yêu cầu về việc tự chăm sóc.

    QUY TRÌNH NIỀNG RĂNG TẠI NHA KHOA TẤN THỊNH:

    Quá trình niềng răng tốn khá nhiều thời gian và cần sự hợp tác, tuân thủ nghiêm ngặt các hướng dẫn của bác sĩ. Thời gian trung bình cho một ca niềng răng hoàn chỉnh phải từ 2 - 2,5 năm, với các qui trình như sau:

    Bước 1: Khám lâm sàng và chụp phim

    Bác sĩ chuyên chỉnh nha sẽ khám và cho chỉ định chụp các loại phim cần thiết để khảo sát tình trạng răng và xương hàm của bệnh nhân. Sau đó, bác sĩ sẽ lấy dấu răng để đỗ mẫu hàm nghiên cứu.

    Bước 2: Lập kế hoạch điều trị và tư vấn thực hiện

    Sau khi phân tích và đánh giá tình trạng cần chỉnh nha, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị. Các phương pháp niềng răng thường được phân loại theo loại mắc cài sao cho phù hợp với tình trạng răng, hàm và điều kiện thời gian, chi phí bao gồm: mắc cài kim loại, mắc cài sứ,...

    Việc tư vấn cũng rất quan trọng để người niềng răng hiểu rõ được quá trình niềng sẽ diễn ra như thế nào và đặc biệt người niềng răng phải làm và tuân thủ điều gì trong quá trình điều trị. Sự hợp tác, tuân thủ các hướng dẫn của chuyên gia nha khoa là vô cùng cần thiết.

     

    Bước 3: Cạo vôi răng

    Đây là bước cơ bản để làm sạch răng miệng, loại bỏ các chất tồn đọng để tránh nguy cơ gây ra bất kỳ vấn đề nào của răng miệng. Vì quá trình niềng răng việc vệ sinh răng miệng gặp nhiều khó khăn hơn. Ngoài ra tất cả các trường hợp có tổn thương về răng như răng sâu, răng vỡ,..phải được xử lý xong để răng miệng ở tình trạng khỏe nhất.

    Bước 4: Gắn mắc cài: 

    Bác sĩ chỉnh nha sẽ gắn mắc cài lên răng bằng keo chuyên dụng, sau đó gắn dây cung vào khe mắc cài và một số khí cụ cần thiết khác (nếu cần)

     

    Bước 5: Đeo mắc cài và tái khám

    Sau khi lắp mắc cài việc tái khám sẽ được thực hiện định kỳ, độ dài của mỗi kỳ tùy theo tình trạng của từng ca, và giai đoạn của quá trình niềng răng. Thường thì càng các giai đoạn sau thì định kỳ tái khám sẽ dài hơn, kỳ tái khám có thể là 7 ngày; 2 tuần hay 1 tháng,..

    Trong mỗi lần tái khám mắc cài, dây cung, neo chặn sẽ được điều chỉnh…; việc chụp hình ảnh cũng có thể được thực hiện để đánh giá mức độ tiến triển và để cho người niềng răng thấy và so sánh được kết quả chỉnh nha so với ban đầu.

    Bước 6: Tháo mắc cài

    Sau khi tháo mắc cài, quá trình niềng răng vẫn chưa kết thúc. Có nghĩa là răng hàm có đẹp, và khỏe hay không phụ thuộc vào rất nhiều việc chúng ta có tuân thủ việc chăm sóc răng sau khi niềng không.

    Trong nhiều trường hợp, hàm duy trì được sử dụng sau khi tháo mắc cài để duy trì và giữ đúng vị trí cho răng. Hàm duy trì làm bằng nhựa cứng giữ răng khỏi những di chuyển để tránh tái phát sau khi niềng răng.

    Chia sẻ:
    2018 Copyright © NHA KHOA TẤN THỊNH.
    facebook.com google.com tiwtter.com youtube.com